Tranh lụa và các kỹ thuật khi vẽ tranh lụa




Tranh lụa là một trong những loại hình nghệ thuật có từ lâu đời của Việt Nam,Trung Quốc, Nhật Bản. Khác với các loại tranh khác, ở đây, họa tiết được thể hiện trên tấm vải lụa.
Tranh lụa vẽ cảnh Mai Châu, một vùng miền núi phía bắc Việt Nam, họa sĩ Lê Kim Mỹ

 Tranh lụa cổ


Tranh lụa có từ lâu đời tại Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam ngày nay còn lưu lại một bức chân dung Nguyễn Trãi và một bức chân dung Phùng Khắc Khoan từ đời nhà Lê. Cả hai bức này (chưa rõ tác giả) đều vẽ trên lụa.

Tranh lụa hiện đại Việt Nam


Tranh lụa hiện đại Việt Nam mới ra đời từ thập niên 1930. Điểm khác biệt nhất giữa kỹ thuật vẽ tranh lụa cổ và tranh lụa hiện đại Việt Nam là ở chỗ: tranh lụa cổ thường được vẽ trực tiếp trên lụa khô, trong khi quá trình tranh lụa hiện đại giống như sự nhuộm đi nhuộm lại màu lên mặt lụa; lụa được căng trên khung gỗ và trong quá trình vẽ họa sĩ có thể rửa lụa nhiều lần rồi vẽ tiếp tới khi như ý.
 
Các họa sĩ Việt Nam nổi tiếng với tranh lụa
Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) được coi là họa sỹ đã khai phá loại hình tranh lụa hiện đại Việt Nam. Những bức vẽ thành công của ông có một phong vị đặc biệt Việt Nam, đồng thời phù hợp với quan niệm hội họa hiện đại: những mảng màu đơn giản, ấm áp, nhuần nhị, những đường viền mềm mại, những khoảng trống rất đúng chỗ. Ngoài ra, nhân vật và bối cảnh Việt Nam được nghiên cứu đơn giản và cách điệu độc đáo. Thành công của ông đã lôi cuốn các bạn cùng lứa và các họa sỹ thuộc lớp sau, mỗi người đã đóng góp làm phong phú thêm kỹ thuật vẽ tranh lụa.
 
 
Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Lê Thị Lựu là những người sống ở Paris, trung tâm hội họa thế giới với đủ trường phái tân kỳ, nhưng họ vẫn vẽ tranh lụa, góp phần cất lên một tiếng nói nghệ thuật độc đáo của Việt Nam.

Sau Cách mạng tháng Tám, số họa sỹ vẽ tranh lụa đông hơn. Họ mở rộng hơn đề tài, kỹ thuật và đã có những thành công mới. Nguyễn Thụ là một họa sỹ chuyên nhất về tranh lụa, có một phong cách riêng biệt. Bố cục tranh của ông đơn giản, nhịp nhàng, màu sắc mát mẻ êm dịu; bút pháp phóng khoáng, nhẹ nhàng; không gian mờ ảo thơ mộng với những nhân vật bình dị, thân quen... Một số nữ họa sỹ khác như Vũ Giáng Hương, Lê Kim Mỹ, Trần Thanh Ngọc, Mộng Bích, Kim Bạch, Đặng Thu Hương... cũng đã có nhiều thành công với tranh lụa.

Kỹ thuật vẽ tranh lụa

Lụa vẽ

Lụa vẽ thường là lụa tơ tằm, không lỗi, mịn hoặc hơi thô, dệt thủ công hay dệt bằng máy. Gần đây, do yêu cầu của ngành mỹ thuật, các nhà máy dệt đã sản xuất loại lụa chuyên dùng để vẽ tranh, mỏng và hơi thưa, nhìn rõ thớ lụa.

Màu vẽ

Màu dùng để vẽ lụa thường là màu nước, phẩm hoặc mực nho. Sau này, người ta còn dùng những họa phẩm đục hơn, dày hơn như tempera, màu bột, phấn màu...
 
Các kỹ thuật khi vẽ tranh

Lụa trước khi vẽ phải căng lên khung. Thông thường, lụa mới được quét một lớp hồ loãng, người vẽ nên rửa qua lớp hồ này để màu có thể ngấm vào thớ lụa. Nếu lụa hút nhiều nước như lụa Trung Quốc thì nên quét một lớp hồ loãng lên trên, có pha lẫn một ít phèn chua để chống mốc.

Điểm mạnh của tranh lụa là ở sự trong trẻo và êm dịu của màu sắc, vì vậy phần lớn người vẽ tranh lụa thường xây dựng phác thảo (hình, mảng) hết sức kỹ càng trước khi thể hiện lên lụa. Nhiều người sử dụng cách can hình từ bản can giấy lên lụa để lưu lại nét một cách chính xác. Tuy nhiên cũng có thể vẽ lụa một cách thoải mái.

Khi vẽ lụa, người ta thường vẽ từ nhạt đến đậm, màu nhạt chồng lên nhau nhiều lần sẽ thành đậm nhưng vẫn nhìn thấy thớ lụa tạo nên vẻ đẹp của chất lụa. Vẽ chồng lên nhau bằng các màu khác nhau cũng là một cách pha màu. Thỉnh thoảng, khi màu đã khô, phải rửa nhẹ cho sạch những chất bẩn nổi lên mặt lụa và để cho màu ngấm vào từng thớ lụa.
Đi chợ vùng cao, tranh của Mai Long
 
Muốn cho các mảng màu cạnh nhau hòa vào với nhau không còn ranh giới tách bạch, tạo ra một hiệu quả mềm mại, mờ ảo, người ta vẽ khi mặt lụa còn hơi ẩm và không cần viền nét nữa.

Có thể sử dụng bột điệp và bạc thêm vào tranh lụa (dán ở mặt sau).

Tranh lụa vẽ xong thường được bồi lên một lớp giấy, sau khi khô hoàn toàn, họa sĩ có thể rạch phần tranh ra khỏi khung lụa để đưa vào khung. Tranh lụa tăng hiệu quả thẩm mỹ nhiều khi với khung kính.
 
Đỗ Văn Huy theo Nguồn: Cuocsongviet
Category: 0 nhận xét

Vẽ Tranh Sơn Dầu - Quy Luật Chung


Ánh sáng:

            Điều gì quan trọng nhất cần để ý và nắm vững khi vẽ một bức tranh? Đó là ánh sáng. Ánh sáng khiến ta nhìn được cái lồi lõm của sự vật. Chính ánh sáng làm cho ta thấy được chiều sâu của cảnh trí. Chính ánh sáng giúp ta phân biệt được cái thân cây sù sì khác với mặt hồ phẳng lặng. Trước khi kết thúc bài này, xin nhắc lại vài quy luật chung mà phần lớn liên hệ đến ánh sáng.

Các phong cách vẽ ( Lối vẽ, cách vẽ)

Nguyên tắc căn bản: Fat Over Lean.

            Cho dù các họa sỹ có cách vẽ riêng, nhưng có một nguyên tắc căn bản đã trở thành cố định “Sơn vẽ sau béo hơn sơn vẽ trước” (Fat over lean} hay vẽ trên nền sơn ít độ dầu. Đây là một nguyên tắc họa sỹ sơn dầu nào cũng phải tuân theo khi vẽ để tránh những sai lầm căn bản có thể làm hỏng bức tranh khi sơn khô. Fat over lean có nghĩa là mình đang vẽ sơn dầu trên một cái base ít dầu hơn.

KỸ THUẬT VẼ SƠN DẦU - VẬT LIỆU VẼ TRANH



          Mặt vẽ (Support):

            Sơn dầu có thể vẽ trên gần như bất cứ vật liệu nào như vải bố, gỗ, giấy, nhựa, miễn là vật liệu ấy không chứa độ dầu (fat) cao hơn là độ dầu chứa trong sơn dùng để vẽ. Tuy nhiên khi chọn support để vẽ, cần để ý support có thể biến dạng theo thời gian. Dù sơn dầu khá chắc và có độ co dãn nào đó sau khi khô, nhưng nếu mặt support bên dưới biến dạng nhiều sẽ làm hư lớp sơn vẽ nằm bên trên. Support càng ít biến dạng thì càng có giá trị bảo trì cao. Một họa phẩm đẹp mới vài chục năm đã bị mục, phai mầu, bong sơn, nứt nẻ, co dúm thì thật đáng buồn. Gỗ tốt, canvas dán trên bìa cứng, ván ép để vẽ là những support tốt. Tuy nhiên support thông dụng nhất vẫn là canvas căng trên khung vì:

Leonardo Da Vinci

Danh họa thiên tài đa năng Leonardo Da Vinci ( 1452 - 1519 ) 
Leonardo da Vinci là một thiên tài lỗi lạc của thế giới về mọi phương diện. Ông vừa là họa sĩ, vừa là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà địa chất, nhà cơ thể học, nhà phát minh và nhà bác học.     

Ông là một nghệ sĩ lừng danh, một nhà tiền phong trong nhiều lãnh vực Khoa Học và Nghệ Thuật của thời kỳ Phục Hưng (the Renaissance). 
Thuở nhỏ Leonardo đã có những thiên khiếu đặc biệt, những tài vặt và cậu có thể viết chữ ngược cũng như viết xuôi, bằng tay phải cũng như tay trái. 

Năm 15 tuổi, Leonardo vào học tại xưởng của một người thợ kim hoàn xứ Florence tên là Andrea del Verrocchio – một nghệ nhân hàng đầu trong nghề kim hoàn, điêu khắc và hội họa. Leonardo phát minh ra đồng hồ chạy bằng nước, chiếc máy dát mỏng kim loại hay những cây đàn Luthe chế tạo bằng xương cá và xương xọ của các con vật. Leonardo học hội họa và tìm hiểu về thiên văn và toán học…. 

Các sáng kiến, tài năng đa dạng và tầm hiểu biết rộng lớn của Leonardo da Vinci đã khiến cho người đời sau coi ông là một biểu tượng của tinh thần Phục Hưng. Về hội hoạ, ông nổi tiếng với những bức hoạ cổ điển 

Đỗ Văn Huy ( Sưu Tầm)
Category: 0 nhận xét

Màu bột - Ký Họa Màu bột


  Bài học đầu tiên cực kỳ quan trọng khi đi thực tế ở một nơi mới, đó là nhìn xung quanh. Nhiều sinh viên bỡ ngỡ, tìm kiếm những cảnh vật, đối tượng hoành tráng để thể hiện. Thế nên họ rất dễ tụt cảm hứng khi đi thực tế ở một địa điểm không có được nhiều địa điểm “lộng lẫy”. Không kể những sinh viên có sức khỏe, nhiều bạn yếu sức vẫn phải đi xa vài chục Km đường để tìm cho mình một góc vẽ hài lòng. Điều này góp phần giúp rèn luyện sức khỏe, sức chịu đựng, nhưng lại khiến sinh viên chưa phát huy được tính linh động trong cách nhìn của mình.

Đỗ Văn Huy - Vẽ tranh sơn dầu




Toan: Vải vẽ chuyên dùng. Nhiều loại (Nội, Hàn, Đài loan, Đức, Nhật... )Toan Hàn quốc khổ 1,6m giá khoảng 45-65ngàn đ/m2
Sơn dầu: Nhiều loại.VD: Gieorgan ( Anh) khoảng 90-100ngàn đ/tuýp 225 ml, Amstecdam ( Hà lan) 80-90 ngàn đ/tuýp 200ml, Lukas ( Đức) đắt hơn nữa. Loại rẻ tiền hơn có sơn Đài loan (Crowu),Hàn quốc, ( Winsor & Newton)Trung quốc...
Sát xi: Khung gỗ dùng căng toan. Giá từ 4,5-7 ngàn đ/m dài
Bút lông, bay, bảng pha màu, dầu lanh, Vec ni, dầu hỏa v.v.
Sử dụng toan căng trên Sát- xi, tiến hành vẽ: Bóp màu ra bảng pha màu ( palette), sử dụng bút ( bay) đưa màu lên toan theo ý bạn.